Nguyên mẫu pin mới được
cấu thành từ hàng triệu ô nano kích cỡ cực nhỏ có thể mở ra cuộc cách
mạng lưu trữ điện năng và giảm thời gian sạc thiết bị điện tử ngày nay.
Công nghệ pin nano
đột phá dành cho thiết bị di động được phát triển bởi các nhà khoa học
đến từ Đại học Maryland (Mỹ). Phát minh mới này có thể thu nhỏ kích
thước linh kiện lưu trữ năng lượng.
Nguyên mẫu pin mới gồm nhiều lỗ cỡ nano
(cấu trúc nanopore) vận chuyển điện tích giữa các điện cực ở hai đầu ống
nano bên trong, và lưu trữ điện năng. Mỗi nanopore là một lỗ siêu nhỏ,
nhỏ hơn sợi tóc con người khoảng 80.000 lần.
Các nhà nghiên cứu đã phủ vật liệu lưu
trữ năng lượng ở hai đầu lỗ nanopore, sau khi đưa chất điện phân vào thì
mỗi nanopore sẽ trở thành một pin và tất cả chúng được kết nối song
song với nhau. Mỗi đầu của nanopore được thêm các ống nano để thu điện
tích nhờ chất điện phân lỏng lấp đầy.
Miss Liu, NCS ngành khoa học và kĩ thuật
vật liệu, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết pin có thể được sạc đầy
trong 12 phút và sạc lại hàng ngàn lần. Hàng triệu ô nanopore có thể
được chứa trong một pin kích thước tem bưu chính làm từ vật liệu gốm
nhưng chắc chắn kích cỡ sẽ được mở rộng để đáp ứng nhu cầu lưu trữ năng
lượng. Hiện các nhà nghiên cứu đang cải tiến thiết kế để tăng lưu trữ
năng lượng pin lên gấp 10 lần.
Bước tiến công nghệ này có thể dẫn tới
cuộc cách mạng hóa thiết bị điện tử và thiết bị cấp nguồn điện. Nghiên
cứu này được Bộ Năng lượng Mỹ tài trợ, và đã đăng trên tạp chí Nature
Nanotechnology.